Nhân tài và cách giữ chân nhân tài

Công ty cần gì hơn nữa khi có thể sở hữu những nhân viên xuất sắc, hội đủ kỹ năng, trình độ chuyên môn, đạo đức nghề nghiệp. Họ được xem là những nhân tố quan trọng sẽ mang đến sự đột phá. Vậy làm thế nào để nhận ra họ giữa đám đông và giữ được chân họ lâu dài. Theo dõi bài viết để tìm câu trả lời

Nhân tài – họ là ai

Nhân tài được xem là tài sản quý giá nhất của doanh nghiệp. Họ chính là những người có thể để lại dấu ấn cho sự phát triển của một doanh nghiệp ở bất cứ quy mô nào. Nhân tài không chỉ là người giỏi chuyên môn, nhanh nhẹn, có sức thu hút mọi người mà còn có tinh thần làm việc tập thể và tính tích cực. Thu hút nhân tài đã là bài toán khó dành cho doanh nghiệp và các nhà tuyển dụng, tuy nhiên, làm thế nào để giữ chân được nhân tài còn là bài toán khó hơn rất nhiều lần và đòi hỏi doanh nghiệp cần có những quyết sách đúng đắn để thu hút khả năng làm việc cũng như có các chính sách đãi ngộ đủ hấp dẫn

Nhận diện nhân tài cho doanh nghiệp

Hãy nhìn vào sự thể hiện của họ

Đứng trước mặt nhà tuyển dụng, có thể họ không tự tin lắm khi nói về cá nhân nhưng khi nói về công việc, họ dường như trở thành một con người hoàn toàn khác với những kiến thức vững vàng, có thể trao đổi mạnh dạn, tự tin và truyền đến cho nhà tuyển dụng nguồn năng lượng tích cực. Còn chờ đợi gì nữa, nhân tài đang ở trước mặt bạn

Họ có thể trả lời những câu hỏi khó nhất

Những ứng viên xuất sắc thường sẽ tự trả lời những câu hỏi hóc búa của bạn. Những kế hoạch và mục tiêu dài hạn của họ, cơ hội mà họ có thể nhìn thấy từ vị trí công việc mà họ đang hướng đến cùng bạn, lý do họ đã quyết định lựa chọn rời bỏ vị trí công việc cũ để tìm đến những thử thách mới. Là một ứng viên tiềm năng và xuất sắc, họ sẽ tự tin và cảm thấy vô cùng phấn khởi khi được chủ động chia sẻ với mọi người mà đặc biệt là nhà tuyển dụng, những người mà họ tin tưởng rằng sẽ cùng đồng hành với họ để đạt được những điều trên

Họ không ấn tượng lắm với cấp bậc trong công ty

Hiển nhiên, tất cả những ứng viên xuất sắc nhất luôn là những người có tham vọng. Điều này không có nghĩa là họ muốn trở thành những nhà quản lý cấp cao, mà chỉ đơn giản là họ muốn khẳng định với mọi người xung quanh và người quản lý họ có khả năng để làm tốt công việc đến mức nào. Người tham vọng thì sẽ có khuynh hướng lựa chọn gắn bó với những công ty mà họ thật sự tin tưởng, điều này cũng sẽ giúp bạn thuận lợi tuyển dụng hơn trong việc chọn lọc ứng viên. Nhân viên một khi đã tin tưởng vào những quyết sách của cấp trên thì sẽ có khả năng làm việc hiệu quả hơn

Chiến lược giữ chân nhân tài cho doanh nghiệp

Tạo ra những mục tiêu mới

Nếu được làm việc trong môi trường mà bạn có thể học hỏi liên tục và luôn thử thách thì bạn sẽ được truyền cảm hứng làm việc. Khi nhân viên phải làm những công việc lặp đi lặp lại hàng ngày, họ sẽ rất mau chóng cảm thấy nhàm chán, trở nên mệt mỏi và mất đi động lực để cống hiến. Một nhà lãnh đạo giỏi sẽ khuyến khích nhân tài của mình tái định hình lại công việc bằng cách đặt ra các mục tiêu mới, và các mục tiêu ấy cũng phải đảm bảo rằng sẽ giúp nhân viên phát huy hết khả năng của bản thân, đáp ứng được nhu cầu và kỳ vọng của công ty


Hỗ trợ đến những quan tâm của họ

Với tư cách của một nhà quản lý, cần nên thể hiện sự quan tâm tích cực của mình đối với việc phát triển tiềm năng của nhân tài.

Khi họ được hỏi về ước muốn của bản thân, bạn sẽ biết cái mà họ cần khi họ có được cơ hội để phản ứng. Là một nhà quản lý tốt và có tầm, bạn nên đặt cho họ những câu hỏi thể hiện sự quan tâm tích cực đối với việc phát triển tiềm năng của nhân viên mình. Hãy hỏi họ những câu hỏi như “ Bạn muốn chịu trách nhiệm về mảng nào trong kế hoạch lần này?, Bạn muốn đảm nhận vị trí/ chức vụ gì trong dự án này?…” Những câu hỏi liên quan đến thế mạnh của cá nhân cũng như đam mê của nhân viên sẽ giúp họ luôn cảm thấy thoải mái khi hoàn thành kế hoạch, dự án đề ra. Bên cạnh đó, bằng cách này, người nhân viên sẽ cảm thấy được tôn trọng và công nhận năng lực của bản thân, giúp khơi gợi và duy trì liên tục nguồn cảm hứng sáng tạo, tình yêu và nguồn năng lượng tích cực cho công việc

Hỗ trợ sự tiến triển của họ

Nếu được làm việc trong môi trường có thể học hỏi liên tục và luôn được thử thách thì họ sẽ được truyền cảm hứng rất nhiều để làm việc. Hiểu rõ từng điểm mạnh, điểm yếu của nhân viên, cố gắng giúp đỡ và tạo điều kiện phát triển những tiềm năng của họ. Đây cũng là một cách hay giúp các nhà quản lý có thể giữ chân những nhân tài cho công ty

Cũng giống như vậy, nếu có một nhân viên có xu hướng thụ động, hãy đừng vội có suy nghĩ đuổi việc hay lên lớp người đó một cách gay gắt. Nhà lãnh đạo tâm lý trong trường hợp này thường sẽ chọn cách thông hiểu và cảm thông, bên cạnh việc giải thích cho nhân viên mình tại sao những quy định ràng buộc là quan trọng để giúp họ tập trung hơn, người quản lý cũng có thể giúp họ biết cách sử dụng điểm mạnh của họ vào đúng nơi, đúng việc. Người nhân viên sẽ cảm thấy bản thân và năng lực của bản thân đã được đánh giá tốt và sẽ muốn được tiếp tục làm việc vì họ tin rằng ở công ty này họ có cơ hội tiến triển nhiều hơn.

Trao cho họ sự công nhận

Trong môi trường công sở, ngoài vấn để về lương số thì nguyên nhân dễ dẫn đến sự ra đi hoặc không muốn gắn bó lâu dài với doanh nghiệp thường là vấn đế với sếp hoặc cấp trên. Thường xuất phát điểm của những vấn đề này nằm ở việc đánh giá, nhận xét, nếu người quản lý có những đánh giá không khách quan, công bằng hoặc không nhận được sự ghi nhận xứng đáng cho thành quả nỗ lực trong công việc sẽ khiến cho nhân viên có tâm lý bị ức chế, phản kháng và hệ quả dẫn đến những cuộc chia tay không mấy tốt đẹp.

Mỗi người đều có có mong muốn được ghi nhận và đánh giá về năng lực cũng như nỗ lực của họ trong công việc. Có thể đưa ra những phần thưởng đối với những thành tích xuất sắc hoặc hiệu suất công việc của nhân viên, điều này sẽ cho mọi người cơ hội và động lực được tỏa sáng khi làm tốt công việc. Sự công nhận tích cực sẽ tạo ra môi trường làm việc lành mạnh đủ sức cạnh tranh, qua đó sẽ nâng cao năng suất làm việc của các thành viên, hẳn sẽ mang lại hiệu quả công việc tốt nhất

Gửi CV có ngay việc làm